Kết thúc cuộc chiến và hậu quả Chiến_tranh_Lưu_Tống-Bắc_Ngụy

Năm 452, sau khi nhận được tin Thái Vũ Đế nhà Bắc Ngụy bị quyền thần Tông Ái giết, Văn Đế lại chuẩn bị đánh miền bắc, giao cho tướng Tiêu Hi Hoa cầm quân. Nhưng sau khi cánh quân do Trương Dung chỉ huy bị thất bại tại Kiều Áo, Văn Đế từ bỏ chiến dịch.

Sang năm sau, tới lượt Tống Văn đế bị thái tử Lưu Thiệu sát hại. Nhà Lưu Tống rơi vào cuộc tàn sát nội tộc trong nhiều năm cho tới khi diệt vong hơn 20 năm sau (479). Phía Bắc Ngụy, các vua kế tục Thái Vũ Đế cũng tập trung phát triển đất nước, không tính đến việc nam tiến. Vì vậy chiến tranh Lưu Tống và Bắc Ngụy không còn tái diễn.

Sau cuộc chiến tranh này, sức mạnh của Lưu Tống suy giảm hẳn, tuy nhiên Bắc Ngụy cũng tổn thất quá nửa binh lực. Xét trên toàn cục, cả hai bên cùng chiến bại. Tuy nhiên, thực lực của Bắc triều vốn mạnh hơn nên sự hao tổn của Nam triều trầm trọng hơn[30][34]. Từ đó hai bên giữ chặt biên giới dọc theo sông Hoài.